Bài Tứ Sắc: Cách Chơi Và Các Mẹo Cần Biết Để Thắng Nhiều

Chơi bài tứ sắc cùng nhà cái BK8

Bài Tứ sắc là một trong những môn bài nho nhã và mang đậm tính cung đình nhất, đây là một trò chơi không dành cho những người có tính tình hấp tấp, nếu đủ kiên nhẫn thì bạn sẽ thấy đây là một game bài cực kỳ có sức hút, càng chơi thì trí óc càng được thử thách và kích thích tư duy.

Bài Tứ sắc là gì và nguồn gốc thế nào?

Bài Tứ sắc – được hiểu là bài “Bốn màu” – tức là một loại bài lá có 4 sắc màu: Đỏ – Trắng – Vàng – Xanh lá. Loại trò chơi này phổ biến từ vùng miền Trung trở vào Nam, và đặc biệt đây là một trong những trò chơi mà ngày trước rất được ưa thích trong cung đình và các gia đình quý tộc. 

Đây được xem là một dạng bài khác của bộ bài Tam cúc thường được người ở vùng phía Bắc nước ta chuộng chơi. 

Bài tứ sắc là gì

Bài Tứ sắc là gì và nguồn gốc thế nào?

Loại hình bài Tứ sắc này thích hợp nhất là khi chơi có 4 người, tuy nhiên từ 2 đến 3 người thì cũng đã có thể bắt đầu chơi.

Lá của bà Tứ sắc thường được làm bằng chất liệu giấy cứng (tương tự như chất liệu làm ra các bộ bài Tây), lá hình chữ nhật và có kích thước nhỏ nhắn, nhã nhặn.

Mỗi một bộ bài Tứ sắc sẽ có 4 màu và mỗi màu sẽ có 7 đạo quân gồm: Tướng – Sĩ – Tượng – Xe – Pháo – Mã (Ngựa) – Tốt (Chốt). Mỗi một đạo quân như vậy sẽ có tổng cộng 16 lá, 28 lá cho mỗi màu và tổng cộng là 11 lá bài.

Trên mặt các lá bài thường chỉ để chữ và đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất của bài Tứ sắc với bài Tam cúc (bài Tam cúc thường có thêm hình).

Hướng dẫn cách chơi Bài Tứ sắc

Luật chơi của bài

Hôm nay BK8 sẽ hướng dẫn luật chơi Để chơi bài Tứ sắc, trước tiên bạn cần chuẩn bị một bộ bài và 4 người chơi, tuy nhiên trong trường hợp thiếu tay thì từ 2 đến 3 người vẫn có thể bắt đầu ván bài. 

Chơi bài Tứ sắc cần một người chia bài. Ở ván đầu tiên thì người chia bài được các người chơi tự do lựa chọn, người chia bài sẽ chia cho một người 5 lá một lượt chia, chia thành 4 lượt để sau cho mỗi người chơi đều có được 20 lá bài. Riêng người chia bài thì sẽ được thêm 1 lá, và người chia bài cũng là người sẽ đi trước tiên. 

Luật chơi của bài

Hướng dẫn cách chơi Bài Tứ sắc

Sau khi chia bài thì số bài còn lại sẽ được đặt ở giữa bàn, bình thường quen được gọi là bài nọc, còn ở bài Tứ sắc thì có thể gọi là Tỳ. Tỳ sẽ được các người chơi chọn bốc bài nếu như đến lượt đánh của người đó mà không có bài để đi, thì phải bốc lên một lá để người sau có căn cứ để đánh tiếp.

Mục tiêu mà người chơi bài Tứ sắc phải đạt được đó là làm tròn số lá bài của mình. Và “Tròn” ở đây không có nghĩa là đếm số bài chẵn lẻ, mà là trên tay không còn bài rác nữa, chỉ còn lại các tổ hợp theo quy định thì mới được tính là Tới – tức là chiến Thắng. 

Trong bài Tứ sắc thì không có quy định sẽ có người Tới 2 hay Tới 3 như các dạng game bài khác, mà chỉ tính người Tới 1, sau đó thì sẽ tính điểm và bắt đầu ván bài mới.

Cách xếp bài

Bài Tứ sắc là một trò chơi cực kỳ nho nhã, bạn sẽ cảm nhận được điều này ngay khi bắt đầu chơi, mà việc đầu tiên bạn cần làm là xếp bài. 

Thông thường những người chơi có kinh nghiệm sẽ nhanh tay xếp bài từ lớn tới nhỏ, nhưng điều này không bắt buộc. Tuy nhiên, điều bạn cần phải làm mà không được bỏ qua chính là xếp các bộ đôi, hoặc các kết hợp theo luật của bài Tứ sắc. Cụ thể như sau:

  • Tướng: với Quân tướng thì nếu có từ 2 đến 3 lá cùng màu thì để chung, nếu có nhiều hơn 1 tướng mà khác màu thì vẫn được xem là lẻ, và Tướng lẻ thì không tính là bài rác.
  • Chẵn: bài của bạn có từ 2 đến 4 lá bài giống nhau và cùng màu, thì đặt chúng cạnh nhau. 
  • Tốt: vẫn tính quân tốt theo quy định Chẵn vừa nói, hoặc cũng có thể gôm từ 3 đến 4 Tốt khác màu.
  • Lẻ, hay còn hiểu là bộ ba kết hợp: Tướng – Sĩ – Tượng hoặc Xe – Pháo – Ngựa cùng màu
  • Rác: là trong 20 lá bài mà bạn có, hoặc trong quá trình đánh bài, mà không tạo được kết hợp hoặc tạo thành bộ đôi nào, thì đó được gọi là Rác. Lá bài Rác thường là các lá bài được chọn để đánh trước. 
Cách sắp xếp bài

Cách xếp bài

Cách ăn bài khi chơi bài

Quy luật ăn bài là chơi theo vòng, tùy người chơi tự quy định mà chơi thuận hay nghịch chiều kim đồng hồ. Và khi ăn bài, ưu tiên cho người ăn vào bài Chẵn trước, ăn vào bài Lẻ sau. Người chia bài sẽ đánh quân Rác ra trước, người liền kề có thể ghép thành bài Chẵn thì được ăn vào lá Rác đó, và phải đánh ra một lá khác. 

Trường hợp nếu người liền kề người chơi đầu tiên không thể tạo được bộ Chẵn, mà chỉ có bộ Lẽ, và người thứ 3 có bộ Chẵn, thì người thứ 3 được ưu tiên ăn lá bài Rác đầu tiên đó.

Cách ăn vào bài Lẻ sẽ được tính khi từ một lá bài Rác, người chơi liền kề người vừa đánh không có thể tạo thành bài Chẵn, không ai trong bàn tạo được bài Chẵn, nhưng có người tạo được bài Lẻ, thì cứ theo chiều người chơi mà lấy thứ tự ưu tiên. 

Nếu lá Rác là Sĩ trắng, người tiếp theo có Tướng và Tượng trắng, thì sẽ thông báo ăn lá Sĩ trắng đó. Sau khi ăn xong thì nhanh chóng đánh ra một lá bài khác để người kế tiếp chơi. Quá trình chơi sẽ diễn ra như vậy cho đến khi có người hết bài Rác trước là Thắng.

Cách ăn khi chơi bài

Cách ăn bài khi chơi bài

Việc lật bài từ Tỳ (nọc) sẽ xảy ra khi lá có một lá bài Rác mà không ai có thể tạo thành bài Chẵn hoặc bài Lẻ, thì người ngồi bên cạnh người vừa đánh ra lá bài đó sẽ lật một lá từ Tỳ để người liền sau có thể đánh tiếp.

Các lá bài được ăn vào sau khi đã tạo thành bài Chẵn hoặc Lẻ rồi, thì phải xếp ngay ngắn trước mặt mình để mọi người cùng chơi được thấy, không cầm lại lên tay.

Bài bụng trong Tứ sắc

Đây là một luật hoàn toàn có tồn tại trong bài Tứ sắc nhưng lại không được các tay bài ưa chuộng, vì cách chơi này rất dễ tạo Rác nếu bạn không cẩn thận.

Bài bụng là: Tướng – Sĩ – Sĩ – Tượng, Tướng – Sĩ – Tượng – Tượng, hoặc Xe – Xe – Pháo – Ngựa… nghĩa là bộ Lẻ của bạn lại có thêm một lá trùng với 1 trong ba lá. Khi này, nếu bạn cầm đôi Xe ra để ăn lá Xe của người khác, thì bạn sẽ bị dư ra 2 lá Rác mới là Pháo và Ngựa, đây là một nước đi không khôn ngoan nên rất ít người tham lam chọn đôi Chẵn khi cầm bài Bụng.

Thêm vào đó, nếu sau đó có người đánh ra một lá Xe khác, và bạn lại dùng lá Pháo và Ngựa vừa nãy để tạo bài Lẻ thì bạn sẽ phải đền bài.

Cách giải quyết khi gặp bài Bụng là đánh ra một là bài bị trùng, và giữ lại bộ Lẻ.

Bài bụng

Bài bụng trong Tứ sắc

Trường hợp chờ Thắng

Để Tới, hoặc Thắng trong bài Tứ sắc cũng phải có quy luật. Quy định Tới được tính như sau:

  • Trường hợp 1: Khi trên tay bạn đã hết bài Rác và người liền trước bạn đánh ra một lá Rác, mà lá Rác này bạn có thể tạo thành bài Chẵn với một bộ đôi nào đó thì được tính là Tới. Nếu bài Chẵn mà bạn tạo được là 4 lá giống nhau về chất và màu, thì gọi là tới Quan.
  • Trường hợp 2: Bài của bạn đã hết Rác nhưng hiện tại không phải lượt đánh của bạn hay của người liền trước bạn, thì bắt buộc phải chờ. Chờ trường hợp 1 xảy ra, hoặc chờ đến lượt bạn hoặc người chơi khác bốc bài từ Tỳ (nọc) ra lá Tướng, thì được tính là Tới. 

Các hình thức cược bài Tứ sắc

Thực chất cách cược bài Tứ sắc rất đơn giản, tùy theo quy định giữa các người chơi với nhau, ngay từ lúc đầu thì sẽ đưa ra mức cược, một ván bao nhiêu tiền thì cứ đặt cược, người thắng sẽ là người thu về tất cả số tiền cược này. 

Có hai hình thức chơi bài Tứ sắc là chơi trực tiếp, mọi người quây quần tụ hội với nhau, 4 tay một bàn. Hoặc chơi trực tuyến, tỷ lệ cược và trả thưởng cũng tương tự như khi chơi trực tiếp.

Tỷ lệ cược trong game bài Tứ Sắc

  • Người tới sẽ hưởng tỷ lệ thưởng là 1:3, nếu ván bài có đủ 4 người chơi.
  • Nếu ván bài có 3 người chơi thì tỷ lệ thưởng là 1:2
  • Và nếu ván bài chỉ có 2 người thì tỷ lệ là 1:1.

Kinh nghiệm Bài Tứ sắc dễ thắng

  • Nhớ bài: đây chính xác là cách chơi bài hiệu quả nhất của bài Tứ sắc. Bởi vì nếu bạn không chú ý lượt xuất hiện của các lá bài và số lượng lá đã được đánh ra, thì bạn dễ trở thành người cầm bài Rác đến cuối. Ví dụ, nếu có một Xe xanh đã được đánh ra, người khác đã tạo thành Khạp 3 lá Xe xanh, mà trên tay bạn còn 1 lá Xe xanh, thì đây là lá bài Rác mà bạn cần đánh ra càng sớm càng tốt.
  • Ăn bài: nhiều người chơi bài Tứ sắc có thói quen là đánh ra bài rác càng nhanh càng tốt, nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng việc ăn bài vào để tạo thành bài Chẵn, hoặc bài Lẻ cũng là một cách để bạn nhanh hết Rác.
  • Gặp bài Bụng thì không nên tham lam và cho rằng mình đủ may mắn để có thể tạo thành bài Chẵn về sau, mà hãy để bộ Lẻ và đánh ra lá còn lại giống như cách bạn giải quyết lá Rác. 
  • Giữ vững tâm lý: chơi bài Tứ sắc là phải biết bình tĩnh. Đôi khi việc chờ Thắng sẽ khiến bạn kích động, nhưng nếu bạn để cho người khác thấy được mình đang chờ bài, họ có thể sẽ đánh ra những lá gây bất lợi cho bạn. Vì biết đâu, đối thủ của bạn cũng là một người chơi có trí nhớ siêu việt.
Kinh nghiệm Bài Tứ sắc dễ thắng

Kinh nghiệm Bài Tứ sắc dễ thắng

  • Xác định ngân sách: chơi bài Tứ sắc rất dễ khiến người ta mê mẩn, vì trò chơi này có một sức hút rất mạnh mẽ, càng chơi thì tâm trí của bạn sẽ càng phân tích và tập trung tìm cách để phá giải các thế bài, do đó bạn dễ quên rằng ngân sách của mình còn nhiều – ít bao nhiêu. Do đó, phải xác định trước và chỉ chơi trong khoảng tiền đã định.

Xem Thêm: Cách Chơi Bài Tấn “Thắng Hết Cả Làng” Cực Dễ

Những thắc mắc về bài Tứ sắc

Bài Tứ sắc bao nhiêu lá?

Bài Tứ sắc có tổng cộng 112 lá.

Mỗi màu có 28 lá và 7 đạo quân.

Mỗi đạo quân có 4 lá.

Các đạo quân gồm: Tướng – Sĩ – Tượng – Xe – Pháo – Mã – Tốt.

Các khái niệm thường thấy của Tứ sắc là gì?

Đôi: là 2 lá cùng chất cùng màu. 

Khạp: 3 lá cùng chất cùng màu.

Quan (hoặc Quàn; hoặc Quằn): là 4 lá cùng chất cùng màu.

Chến: là số tiền cược được các người chơi đặt ra trước khi ván bài bắt đầu, mỗi người chơi đều Chến bằng nhau. 

Đứt chến: là chơi sạch tiền, hết vốn.

Đứt đầu: là bộ Lẻ của bạn thiếu 1 lá. Tướng – Sĩ – Tượng mà thiếu Tướng thì gọi là Đứt đầu Tướng.

Nhập xác: là đang Đứt đầu Tướng mà nhập được một con Tướng để tạo thành bộ Lẻ hoàn chỉnh.

Tổng kết về Bài tức sắc

Bài Tứ sắc là một loại hình trò chơi bài lá rất thú vị, càng chơi thì người tham gia sẽ càng khám phá ra sự cuốn hút của trò chơi này. Để trở thành người chơi bài Tứ sắc giỏi, bạn không chỉ cần rèn luyện khả năng nhanh nhạy, phán đoán chuẩn xác, mà còn phải rèn tính kiên trì, nhẫn nại.

Tấn Lập BK8

Relevant news

Trả lời