Khám Phá Cách Chơi Cờ Toán Việt Nam Luôn Thắng

cách chơi cờ Toán Việt Nam

Trong số các môn cờ do người Việt Nam sáng tạo ra, chắc chắn mọi người đã từng một lần nghe nhắc đến cờ toán Việt Nam. Đây được đánh giá là một trò chơi mang đậm tính trí tuệ và triết lý mà tác giả muốn gửi gắm vào trong từng nước cờ đang rất được yêu thích trong thời gian qua.

Nếu bạn là một người chơi yêu thích những môn cờ thì liệu bạn đã làm chủ được trò cờ toán Việt Nam chưa? Hãy hoàn thiện kỹ năng chơi cờ đa dạng của mình bằng cách tham khảo ngay những thông tin chi tiết mà BK8 sắp chia sẻ trong bài viết này ngay sau đây nhé!

Lịch sử ra đời cờ toán Việt Nam

Trò chơi cờ toán được sáng tạo và phát triển bởi ông Vũ Văn Bảy hay còn gọi là Vũ Bảy – một trong những nghệ nhân nặn tượng người Bắc Ninh, Việt Nam. Tác giả cho biết ổng đã suy nghĩ đến trò chơi này trong một thời gian rất dài trước khi chính thức hoàn thiện và cho ra mắt nó. Từ nhỏ cậu bé Bảy đã thông thạo rất nhiều trò chơi đánh cờ dù chỉ học hết lớp 7.

Chủ yếu ông Bảy tự tìm tòi, học hỏi những kiến thức về các loại cờ, qua đó ông nhận ra rằng hầu hết những loại cờ hiện có đều có những nước đi vô cùng đơn giản, điều này sẽ tạo nên tâm lý nhanh chán cho người chơi chỉ sau vài ván. Đặc biệt phần lớn những loại cờ mà mọi người đang chơi đều được du nhập từ nước ngoài, chính vì thế ông mong muốn bản thân có thể sáng tạo ra một loại cờ mang đậm nét đẹp văn hoá của Việt Nam.

Cứ thế sau khi tìm hiểu ông bắt đầu lao vào nghiên cứu, mày mò những con số, điều chỉnh các phép tính để tìm ra những quy luật, luật chơi phù hợp cho môn cờ của riêng mình. Cho đến năm 1982 ông Bảy chính thức cho ra mắt trò chơi cờ toán Việt Nam. Sau một thời gian dài thử nghiệm và để mọi người khám phá, vào Tháng 5/2005 Bộ Văn hoá Thông tin đã chính thức được công nhận là một sản phẩm trí tuệ.

Không chỉ là một trò giải trí, môn cờ này còn mang tính chất toán học và triết lý xã hội, hoàn toàn khác so với những môn cờ đã quá quen thuộc với mọi người như cờ Tướng hay cờ vua. Để chơi được cờ toán, người chơi sẽ phải vận dụng những kiến thức toán học để tính toán các nước cờ từ cộng trừ nhân chia. 

Cờ toán khác biệt với cờ tướng hay cờ vua ở chỗ quân 0 là dân chứ không đóng vai trò là tướng hay vua, khi dân bị bắt bởi đối thủ thì người chơi sẽ thua ngay. Trong khi đó cờ tướng và cờ vua chủ yếu là bảo vệ vua và tướng để không bị đối phương bắt. Có thể nói trò chơi này sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị không kém các trò cờ nổi tiếng khác.

Lịch sử ra đời cờ toán vn

Lịch sử ra đời cờ toán Việt Nam

Hướng dẫn cách chơi cờ toán Việt Nam chi tiết

Cờ toán sẽ là một trong những trò chơi đánh cờ vô cùng thú vị dành cho mọi đối tượng và mọi lứa tuổi chỉ với những phép toán cơ bản nhất. Chắc chắn người chơi sẽ thấy được sự thú vị của loại cờ độc đáo của người Việt Nam chỉ sau một vài ván cờ.

Mặc dù có cách chơi khác nhau nhưng cơ bản những loại cờ sẽ có một số điểm chung nhất định, người chơi cần phải nắm rõ nhất những luật chơi, cách đi cờ để tránh phạm phải những lỗi sai hay nhầm lẫn dẫn đến việc thua cả ván cờ. Hãy tham khảo và ghi nhớ những thông tin dưới đây.

Bộ cờ toán có những dụng cụ nào?

Cũng tương tự những loại cờ phổ biến khác như cờ tướng hay cờ vua, cờ toán cũng được chơi bằng một bộ cờ đơn giản bao gồm bàn cờ và các quân cờ nhưng với những quy định riêng.

Bàn cờ

Trong trò chơi này người ta sẽ sử dụng một bàn cờ có hình chữ nhật, thường được làm bằng nhựa hoặc bằng gỗ. Trên bàn cờ sẽ có 99 ô được tạo thành từ 9 cột dọc và 11 hàng ngang cắt nhau, trong đó 9 cột được ký hiệu từ a đến i và 11 hàng ngang sẽ đánh dấu từ 1 đến 11. Vị trí đặt quân số 0 là giao điểm của đường chéo do hàng 2 cột 5 và hàng 10 cột 5 tạo thành.

Quân cờ

Các quân cờ dùng trong trò cờ toán cũng có hình tròn và chia thành 2 màu tương tự như khi chơi cờ tướng. Tổng cộng 1 bộ sẽ có 20 quân cờ, mỗi người chơi có 10 quân cờ. Để thể hiện các số từ 1-9, người ta sẽ viết số lên bề mặt mỗi quân cờ hoặc đánh dấu bằng các chấm tròn. Quân số 0 sẽ được viết số 0.

Bộ cờ toán có những dụng cụ nào?

Hướng dẫn cách chơi cờ toán Việt Nam chi tiết

Thiết lập bàn cờ toán ban đầu

Cách sắp xếp bàn cờ toán trước khi chơi cũng khá đơn giản so với một số kiểu cờ khác. Người chơi sẽ phải đặt quân cờ vào các ô vuông trên bàn cờ. Hai người chơi sẽ phải sắp xếp các quân cờ vào ô vuông đầu hàng ngang trên bàn cờ về phía mình, đó là hàng 1 và hàng 11.

Các quân cờ được đánh số từ 1 đến 9 phải được xếp từ trái qua phải, còn lại quân số 0 được đặt ở ô mà đường chéo tạo thành.

Cách di chuyển của các quân cờ

Người chơi phải nắm được các cách di chuyển của quân cờ thì mới có thể tính toán và đưa ra được những nước cờ hợp lý, hạ gục đối phương và giành chiến thắng cuối cùng. Hãy ghi nhớ thật kỹ để tránh đi sai nước cờ và mắc phải sai lầm không đáng có.

Theo đó các quân cờ từ số 1 đến số 9 có thể di chuyển thoải mái theo hàng dọc, hàng ngang hoặc hàng chéo. Trừ quân số 0 sẽ không thể di chuyển ra khỏi vị trí đường chéo của mình. Bên cạnh đó các quân cờ sẽ không được nhảy qua đầu các quân cờ khác trên bàn cờ.

Số lượng các ô trống trên bàn cờ cũng chính là số lượng các nước đi, số nước đi tối đa sẽ được tính theo trị số riêng của từng quân cờ. Có nghĩa là quân số 2 có quyền đi được nhiều nhất là 2 ô trống, quân số 6 được đi tối đa 6 ô trống… cứ như thế số nước đi tối đa sẽ tương ứng với số mà quân cờ mang. Với quân số 1 chỉ được di chuyển đến ô bên cạnh và quân số 0 vì thế không được di chuyển.

Cách di chuyển của các quân cờ

Cách di chuyển của các quân cờ

Quy trình một ván cờ toán Việt Nam

Sau khi đã sắp xếp bàn cờ theo hướng dẫn bên trên, ván cờ chuẩn bị được bắt đầu. Hai người chơi hãy tự thỏa thuận cách xác định ai là người thực hiện nước đi đầu tiên bằng cách oẳn tù tì hay lắc xúc xắc. Hai người chơi sẽ luân phiên thực hiện lượt chơi của mình. Đến lượt chơi của mình, người chơi sẽ được quyền di chuyển và ăn một quân cờ của đối phương nhưng vẫn phải đảm bảo các quy tắc sau:

Di chuyển quân cờ: người chơi tiến hành theo cách di chuyển của các quân cờ vừa hướng dẫn trên, nói tóm lại ngoài trừ quân số 0 đứng yên, số bước tối đa mà tất cả những quân cờ khác được phép di chuyển bằng với số điểm của nó. Và không có quân cờ nào được nhảy qua đầu các quân cờ còn lại.

Bắt quân: người chơi vẫn có thể bắt quân của đối phương nhưng phải thực hiện theo 2 bước sau:

  • Đầu tiên người chơi hãy tiến hành di chuyển sao cho hai ô liền nhau tính theo hàng dọc, hàng ngang hoặc hàng chéo đều đang có 2 quân cờ. Mục đích của điều này là để tạo ra một phép tính và không có quân của đối phương cản trở ở phía trước.
  • Tiếp theo người chơi sử dụng các phép tính cơ bản cộng, trừ, nhân, chia để tính toán và đưa ra các đáp án chính xác. Những đáp án này sẽ là nước đi để bắt được những quân cờ của đối phương cũng có thể hiểu đó là khoảng cách từ quân ngoài cùng phép tính cho đến vị trí của quân bị ăn mất.

Ví dụ: Người chơi đang có 2 quân đứng liền nhau là quân 8 và quân 5, trong đó quân 8 đứng phía dưới quân số 5 theo hàng dọc thì các phép tính có thể thực hiện là 8 – 5 = 3 hoặc 8 + 5 = 13. Nếu muốn đánh tiến quân cờ thì người chơi có thể dùng 2 đáp án đó để bắt được quân cờ đang ở vị trí thứ 3 của đối phương, tính theo vị trí mà quân 5 đang đứng.

Tiếp đến, quân số 8 sẽ được thay vào vị trí mà quân cờ của đối phương bạn đã ăn được. Nếu muốn bắt lùi thì bạn hãy lấy 5 + 8 = 13, tính từ ô mà quân số 8 đang đứng bạn có thể bắt quân đang đứng ở vô thứ 3.

Xem Thêm: Cờ Tư Lệnh Là Gì? Cách Chơi Cờ Tư Lệnh Dành Cho Người Mới

Quy trình một ván cờ toán vn

Quy trình một ván cờ toán Việt Nam

Một số trường hợp đặc biệt cần nhớ

Bên cạnh những quy tắc cơ bản, sẽ có những trường hợp mà các người chơi cần phải chú ý để dễ dàng làm chủ ván cờ và giành chiến thắng.

  • Nếu kết quả của phép cộng và nhân lớn hơn 10 thì điểm để bắt quân chỉ được tính theo số của hàng đơn vị mà thôi.

Ví dụ: Với phép tính 4 + 8 = 12 thì số 2 sẽ là điểm để người chơi bắt quân cờ của đối phương.

  • Nếu trong phép chia có số dư thì số dư cũng có thể dùng để bắt quân.

Ví dụ: Trong phép tính 8 : 5 = 1 dư 3 thì người chơi có thể bắt được quân của đối phương ở vị trí ô cách quân 5 là 1 hoặc 3 ô.

  • Đối với các phép cộng và phép nhân có số 0 ở hàng đơn vị thì không được tính là có giá trị. Bên cạnh đó quân có điểm bé hơn sẽ không được áp dụng phép tính trừ, nhân, chia lấy dư với quân có điểm lớn hơn. Cuối cùng người chơi không thể tiến hành bắt quân của đối phương nếu phía trước lại có 1 quân cờ khác của họ đang cản trở.

Ví dụ: Trong phép tính 8 + 5 = 13, người chơi có thể bắt các quân cờ bất kỳ của đối phương đang ở vị trí ô thứ 3 tính từ vị trí của quân số 5 của mình. Tuy nhiên nếu như hiện tại đang có quân cờ của đối phương đứng ở ô thứ 1 và thứ 2 thì người chơi không được quyền bắt quân ở ô thứ 3 như đã nói.

  • Hai người chơi sẽ tự thỏa thuận số phép tính trước khi ván cờ bắt đầu.

Ví dụ: Hai người chơi quy định với nhau chỉ áp dụng phép tính cộng cho ván cờ của mình thì tất cả các nước đi sẽ được xác định dựa trên đáp án của các phép cộng.

  • Hướng tấn công các quân cờ cũng chính là hướng của các phép tính.

Ví dụ: Đối với phép tính 1 + 2, người chơi phải dùng quân số 1 tấn công về phía quân số 2. Còn trong phép tính 2 + 1 thì chính là dùng quân số 2 tấn công về hướng vị trí của quân số 1.

Cách kết thúc và tính điểm trong cờ toán

Như đã nói mục tiêu của trò đánh cờ này chính là người chơi ăn được quân số 0 của đối phương, khi đó được xem là chiến thắng tuyệt đối. Tuy nhiên trong quá trình chơi nếu như đến cuối cùng, khi 2 bên đều còn ít hơn 2 quân cờ hoặc một ván cờ đã diễn ra quá lâu những vẫn chưa thể ăn được quân 0 của nhau… thì nên áp dụng cách tính điểm để phân định thắng thua của ván cờ.

Số điểm mà mỗi quân cờ cũng chính là trị số của nó, có nghĩa là quân số 1 là 1 điểm, quân số 2 là 2 điểm…. tương ứng quân số 9 là 9 điểm. Người chơi sẽ tính được số điểm cuối cùng của mình trong ván cờ để xác định thắng thua, ai có số điểm lớn hơn sẽ là người giành chiến thắng. Hai người chơi cũng sẽ thỏa thuận trước về thang điểm trong mỗi ván là 10-15-20-…-45 điểm và chơi 1 -3-5-7… ván. 

Thắng thua sẽ được tính trên tổng số ván nếu cả hai chơi nhiều ván cùng lúc. Nhưng nếu trường hợp người chơi bắt được quân 0 của đối phương sẽ được tính thắng tuyệt đối dù tính điểm số đang thua đối phương.

Cách kết thúc và tính điểm trong cờ toán

Một số trường hợp đặc biệt cần nhớ

Một số kinh nghiệm chơi cờ toán Việt Nam

Mặc dù là một môn cờ đã ra đời từ rất lâu nhưng không phải ai cũng đều biết cách chơi nó sao cho chiến thắng dễ dàng nhất. Chính vì thế hãy tham khảo qua những kinh nghiệm được chia sẻ lại để ngày càng nâng cao khả năng của mình và thắng liên tục các ván cờ.

  • Nắm rõ luật chơi, cách di chuyển: đây là điều cơ bản nhất mà người chơi phải nắm rõ để có thể thắng được các ván cờ. Bởi nếu không hiểu được luật chơi, cách di chuyển của quân cờ hay cách tính điểm bạn không thể đưa ra những nước đi chính xác hay chiến thuật cho riêng mình, thậm chí có thể đi sai luật và dẫn đến mất việc hay thua cuộc.
  • Xây dựng chiến thuật riêng: để có thể làm chủ ván cờ, người chơi có thể nghiên cứu hoặc xem thật nhiều những ván cờ để rút ra bài học cho mình để xây dựng chiến thuật riêng. Sau đó áp dụng các chiến thuật này vào các ván cờ để dẫn dắt đối thủ, có thể dễ dàng phá được những nước cờ của họ để giành chiến thắng.
  • Thường xuyên rèn luyện khả năng: một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất chính là dành thời gian luyện tập thật nhiều, chỉ có va chạm thực tế mới giúp bạn học hỏi được nhiều và nhanh chóng trở thành một người chơi giỏi. Hoặc bạn có thể chọn cách chơi cờ online bất cứ lúc nào rảnh rỗi để nâng cao khả năng của mình.

Có thể nói cờ toán Việt Nam cũng là một trò đánh cờ thú vị không kém gì những bộ môn cờ tướng, cờ vua hay cờ vây đã quá quen thuộc với mọi người. Nếu bạn là một người yêu thích những môn cờ thì hãy chắc chắn mình không bỏ qua cờ toán với những thông tin vô cùng chi tiết trên. Tham khảo các game khác để chơi: BaccaratBlackjack, Slots, Roulette, Cược Thể Thao, Game Bài Đổi Thưởng. Chúc các bạn thành công làm chủ những quân cờ này!

Tấn Lập BK8

Relevant news

Trả lời