Cờ Tư Lệnh Là Gì? Cách Chơi Cờ Tư Lệnh Dành Cho Người Mới

Cờ tư lệnh là gì

Cờ tư lệnh là một trong những môn cờ được nhiều người biết đến có nguồn gốc từ Việt Nam. Cũng như tên gọi trò chơi này mô phỏng những trận chiến với đầy đủ các loại binh lính tạo ra những thế trận đặc biệt hấp dẫn cho người chơi khiến bạn không thể nào bỏ qua.

Hiện nay có rất nhiều bộ môn đánh cờ thú vị và hấp dẫn để người chơi thử sức và cờ tư lệnh là một trong số đó. Với những đặc điểm khác biệt so với những loại cờ khác, trò chơi này chắc chắn sẽ mang lại những trải nghiệm hay ho cho mọi người. Hôm nay hãy cùng BK8 tìm hiểu rõ về trò chơi này qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Lịch sử ra đời trò chơi cờ tư lệnh

Cờ tư lệnh là loại cờ độc đáo do người Việt sáng tạo ra

Lịch sử ra đời trò chơi cờ tư lệnh

Cờ tư lệnh có tên tiếng Anh là Commander chess được sáng tạo ra bởi Đại tá kiêm nhà văn Nguyễn Quý Hải. Ngày 16-11-2010 Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du lịch Việt Nam đã cấp bản quyền chính thức cấp cho trò cờ tư lệnh. Loại cờ này có hình thức và luật chơi khá đơn giản và được đánh giá là phù hợp với hầu hết người chơi ở mọi lứa tuổi.

Xét về lịch sử ra đời, có thể nói cờ tư lệnh được phát triển dựa trên một môn cờ dân gian đã lâu đời ở Việt Nam đó là cờ suý hay còn gọi là cờ quân sự. Theo đó cờ suý sử dụng bàn cờ giống với bàn cờ tướng với quan niệm cổ cho rằng trái đất vuông. Còn các quân cờ sẽ không theo binh chủng mà được tính theo cấp bậc từ uý đến tá, tướng, khi đó quân tướng cao nhất sẽ được quyền ăn từ thượng tướng trở xuống cho đến tá và uý.

Cờ suý chơi theo cách truyền thống sẽ sử dụng các tấm bìa gấp, các quân cờ sẽ ăn nhau theo may rủi và sự phán đoán. Bởi vì là một trò chơi mang tính may rủi cao, chưa thể hiện được tính trí tuệ, chưa có một bộ nguyên tắc hoàn chỉnh cũng như phản ánh những hệ tư tưởng về chủ nghĩa cá nhân khá lớn nên cờ suý không được phát triển và dần dần rơi vào quên lãng.

Năm 2010, Đại tá Nguyễn Quý Hải sáng lập ra môn cờ tư lệnh bởi vì theo ông tư lệnh là người chỉ huy để đem lại những chiến thắng trong các trận đấu và luôn cần những người tư lệnh giỏi để bảo vệ đất nước. Ngay từ những ngày đầu ra đời, trò chơi này đã nhanh chóng được mọi người đón nhận không chỉ ở Việt Nam mà còn cả nước ngoài. Luật chơi cũng được dịch ra 4 ngôn ngữ khác nhau Trung, Anh, Pháp, Nga cùng với đó là những cuộc thi đấu lớn nhỏ để các đấu thủ thử sức mình.

Giới thiệu về cờ tư – cờ quân sự

cờ quân sự

Giới thiệu về cờ tư – cờ quân sự

Mặc dù hầu hết các loại cờ đều có những cách chơi tương tự như nhau nhưng thực tế mỗi loại sẽ mang những đặc điểm khác biệt để tạo nên điểm nhấn riêng và thu hút những đối tượng người chơi khác nhau. Với cờ tư lệnh cũng thế, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại cờ này ngay sau đây.

Mục tiêu trò chơi

Hình dung một cách đơn giản, cờ tư lệnh được chơi giữa hai người trong đó một người sẽ giữ quân Xanh và một người giữ quân Đỏ. Hai người chơi sẽ tự mình suy nghĩ và đưa ra các chiến thuật riêng để di chuyển các quân cờ khiến mục tiêu chiến lược của đối thủ bị thất bại hoặc tiêu diệt được Tư lệnh của đối phương. Tuy nhiên các nước cờ được di chuyển phải đảm bảo đúng luật chơi đã được quy định.

Bàn cờ – tư lệnh

Trong môn cờ này, bàn cờ được sử dụng sẽ có hình chữ nhật với 11 hàng dọc và 12 hàng ngang giao nhau và tạo thành 132 giao điểm. Trên bàn cờ sẽ có một khu vực được đánh dấu bằng màu xanh đậm được gọi là Sông, Sông sẽ nằm ngay để chia bàn cờ thành 2 phần bằng nhau được gọi là Chiến tuyến. Trên Sông sẽ có 2 đoạn nước nông, có nhiều đá bên dưới gọi là Ngầm. Khu vực còn lại của Sông là nước Sâu.

Một bên của bàn cờ sẽ có 2 dãy ô vuông nằm dọc 2 chiến tuyến, được đánh dấu bằng màu xanh đậm và gọi là Biển. Hàng ngang của bàn cờ sẽ được đánh số từ 0-10 còn hàng dọc sẽ được đánh số 0-11. Dưới cùng bên trái bàn cờ trong khu vực biển là gốc của trục toạ độ cũng được đánh số từ 0.

Các giao điểm trên bàn cờ đều có toạ độ riêng và được đọc theo quy ước hàng dọc trước, hàng ngang sau. Điểm gốc là 0,0 còn điểm cao nhất có toạ độ là 11,10. Theo đó điểm có toạ độ 3,5 sẽ được đọc là ba năm, điểm 0,7 được đọc là không bảy…

Xem Thêm: Bí Kíp Chơi Cờ Long Phượng Kỳ Đổi Thưởng Luôn Thắng

Quân cờ tư lệnh

Tương tự như trong cờ tướng, các quân cờ trong cờ tư lệnh cũng có hình tròn. Tổng cộng có 38 quân cờ trong đó 19 quân màu Xanh và 19 quân màu Đỏ được phân thành 11 loại quân đại diện cho những binh chủng hiện đại có:

  • Quân bộ binh, pháo binh, công binh, xe tăng, cao xạ, không quân, hải quân, sở chỉ huy: mỗi loại sẽ có 2 quân cờ.
  • Tên lửa phòng không, dân quân, tư lệnh: mỗi loại sẽ có 1 quân cờ.

Quân cờ của 2 bên có cùng cách di chuyển hay ký hiệu trên quân cờ chỉ khác nhau về màu sắc để phân biệt các nước đi của người chơi hay đối phương. Theo đó, quân cờ Sở chỉ huy sẽ chỉ đứng yên tại chỗ với nhiệm vụ trở thành vật cản chứ không được phép đi hay ăn quân của đối thủ. 

Trong số 11 loại quân thì chỉ có hải quân được gọi là quân tổ hợp hay quân 3 trong 1 bởi tàu chiến thường có 3 loại hoả khí đó là tên lửa hải đối hải, pháo hạm (đối đất) và cao xạ (đối không). Còn lại 10 loại quân sẽ là các quân đơn.

Cờ tư lệnh khi dành cho đối tượng học sinh hoặc những người chơi trực tuyến thường sẽ được rút gọn đội hình ở mức cơ bản đó là mỗi bên bỏ ra 2 quân công binh, còn lại 17 quân cờ để đánh.

Đội hình quân cờ cho học sinh và chơi online thường được rút gọn

Quân cờ tư lệnh

Khám phá cách chơi cờ tư lệnh cho người mới cờ tư- cờ quân sự

Luật chơi và cách chơi cờ là điều quan trọng nhất những người chơi cần phải nắm rõ để có thể làm chủ trò đánh cờ này. Bởi vì luật chơi của mỗi môn cờ sẽ có sự khác biệt nhất định, để tránh phạm luật những người chơi mới cần phải theo dõi những chi tiết sau.

Nguyên tắc chơi cờ tư lệnh

Có 3 kiểu chơi cờ đó là:

  • Chơi dàn quân theo chiến thuật có sẵn
  • Chơi nâng cao có nghĩa là người chơi bố trí quân cờ theo chiến thuật riêng của mình. Việc bố trí người chơi có thể giấu hoặc công khai từ lúc bắt đầu ván cờ.
  • Chơi theo dạng cờ người trong các lễ hội

Trong cờ tư lệnh có 2 kiểu: đi và ăn quân thẳng trục toạ độ hoặc đi và ăn quân theo đường chéo 45 độ. Các quân cờ chỉ được đi 1 trong 2 kiểu trên và không được đi lệch như quân Mã trong cờ tướng. Nói dễ hiểu các quân cờ tư lệnh được quyền đi thẳng, đi ngang, đi tiến và đi lui, ngoài ra còn có thể cõng nhau đi có nghĩa là bộ binh được lên máy bay, máy bay được lên tàu chiến.

Về việc ăn quân cũng có 2 dạng: ăn quân thế chỗ và ăn quân đứng tại chỗ (trường hợp của hải quân và bộ binh). Đồng thời có thể ăn cả quân cờ thuộc khu vực trên trời và dưới đất (với quân cao xạ và tên lửa phòng không).

Kết thúc một ván cờ cũng có 2 dạng chính:

  • Kết thúc theo từng trận đấu, trận không chiến, hải chiến, chiến tranh trên bộ hoặc đột kích kéo dài từ 10-15 phút
  • Kết thúc dạng tổng lực khi một trong 2 người chơi tiêu diệt được tư lệnh của đối phương thường kéo dài khoảng 30 phút. Kết thúc này thường áp dụng trong các trận chung kết để phân thắng bại.

Nhìn chung loại cờ này có tính mở có nghĩa là người chơi có thể sáng tạo cách chơi của riêng mình khi đã thành thạo luật chơi. Thông thường có một số chiến thuật được người chơi lựa chọn đó chính là phòng ngự phản công, chiến thuật tấn công chơi chính diện, chơi thọc sâu đánh vào nơi hiểm yếu hoặc chơi vu hồi tuỳ vào sự lựa chọn của người chơi.

Có 3 nguyên tắc chơi cờ tư lệnh mà người chơi nên tìm hiểu

Nguyên tắc chơi cờ tư lệnh

Cách di chuyển của các quân cờ tư – lệnh

Cũng tương tự như cờ tướng, các quân cờ trong trò cờ tư lệnh sẽ được quy định cách di chuyển khác nhau tùy vào từng loại quân. Người chơi cần phải nắm được những nguyên tắc này để thực hiện những nước đi hợp lệ, tránh phạm luật dẫn đến thua cuộc đáng tiếc.

  • Quân đi bộ

Các quân cờ công binh, cao xạ, bộ binh hay dân quân “tóc dài” được phép ăn thẳng, đi ngang, đi tiến và đi lùi có nghĩa là đi ngang dọc từng đoạn một theo các trục của bàn cờ. Quân đi bộ cũng có thể đứng tại chỗ ăn các mục tiêu trên biển trong phạm vi một đoạn. Với quân “tóc dài”, việc di chuyển và ăn chéo 45 độ theo từng đoạn là hợp lệ.

  • Xe tăng

Trên bàn cờ các quân xe tăng có thể đi và ăn thẳng ngang dọc theo trục trong vòng 1-2 đoạn. Đồng thời xe tăng được ăn các mục tiêu trên biển theo đúng quy định, được phép đứng tại chỗ mà không cần thế chỗ.

  • Pháo binh

Pháo binh trên mắt đất được đi và ăn chéo 45 độ đồng thời đi và ăn thẳng theo trục ngang dọc trong khoảng 1-3 đoạn. Pháo binh có thể đứng tại chỗ ăn các quân trên biển của đối phương từ 1-3 đoạn nhưng phải thế chỗ. Chưa hết, tương tự như cờ tướng, Pháo binh sẽ được quyền ăn vượt khối chắn nhưng sẽ không bị kiềm chân ở bên này chiến tuyến.

  • Tên lửa

Tên lửa trong trò chơi này có thể đi và ăn quân mặt đất, quân trên không theo vành đai hoả lực theo trục trong khoảng cách 2 đoạn và 1 đoạn chéo 45 độ.

  • Máy bay

Quân cờ này được phép đi và ăn thẳng cũng như ăn chéo 45 độ trong phạm vi 1-4 đoạn. Đồng thời được phép bay vượt khối chắn, có thể thế chỗ ở vị trí đã ăn quân của đối phương hoặc trở lại sân bay để hạn chế khả năng bị đối thủ tiêu diệt.

Trường hợp máy bay của người chơi ăn máy bay của đối phương thì việc thế chỗ bắt buộc phải diễn ra. Khi máy bay bay qua khỏi vành đai hoả lực cao xạ hoặc tên lửa phòng không của đối thủ sẽ bị cháy. Trường hợp mục tiêu của máy bay là cao xạ và tên lửa phòng không hay bất cứ quân cờ nào trong vành đai hoả lực thì cả máy bay lẫn mục tiêu đều bị tiêu diệt, có nghĩa là một đổi một với nhau.

  • Tàu chiến

Trên tàu chiến sẽ có pháo binh, cao xạ và tên lửa hải đối hải. Trong đó cao xạ hoạt động theo các nguyên tắc chung. Trong quá trình tham chiến binh chủng, pháo binh trên tàu có thể bắn tại chỗ và ăn các mục tiêu trên đất liền tương tự như với pháo binh mặt đất.

Pháo binh sẽ phải thế chỗ nếu như ăn quân dọc bờ biển, không vượt đất liền. Tên lửa hải đối hải với mục tiêu trên biển và dọc bờ biển được quyền đi và ăn thẳng, ăn chéo trong khoảng 1-4 đoạn với. Đồng thời tên lửa chỉ được ăn tàu chiến và phải thế chỗ khi ăn. Cuối cùng được quyền di chuyển vào đoạn sông sâu bên ngoài khu vực có ngầm cạn.

  • Tướng quân

Tư lệnh không được phép đi chéo mà chỉ di chuyển theo trục ngang dọc không hạn chế, chỉ cần không bị các khối chắn đường. Tuy nhiên tư lệnh chỉ được ăn quân của đối phương trong phạm vi 1 đoạn và chỉ có mình tư lệnh được phép đi vào sở chỉ huy.

Mỗi quân cờ có cách di chuyển khác nhau

Cách di chuyển của các quân cờ tư – lệnh

Quy tắc ăn chơi cờ tư lệnh cần nhớ

Để nhanh chóng làm chủ được trò chơi này, có một số quy tắc cơ bản mà những người chơi cần phải tìm hiểu và ghi nhớ thật chính xác để không phạm luật. Hãy tham khảo các quy tắc dưới đây:

  • Quy tắc hành quân thần tốc

Theo quy tắc này, quân tư lệnh, quân bộ binh và dân quân trong trường hợp cần cơ động nhanh để đẩy mạnh cuộc chiến có quyền cưỡi lên lưng xe tăng, công binh, tàu chiến và không quân. Lúc này tàu chiến sẽ biến thành tàu sân bay.

Sẽ phải mất một nước đi để bộ binh cơ động cưỡi lên lưng xe tăng, máy bay hoặc trường hợp xe tăng tới đón bộ binh, thậm chí máy bay cơ động cưỡi lên tàu chiến cũng tương tự. Trường hợp đến lượt đi mới của người chơi thì xe tăng, máy bay hay tàu chiến đang cõng trên lưng sẽ được phép đi và ăn quân trên nhiều hướng khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc tổ hợp quân đó có khả năng ăn vài ba quân của đối thủ chỉ trong một nước đi duy nhất.

Về quân tàu chiến, khi có tên lửa hải đối hải cùng với pháo hạm mà mục tiêu chúng đang nhắm đến ở trên biển và trên đất liền thì sẽ có quyền ăn 2 quân của đối thủ cùng một lúc.

  • Quy tắc ăn quân tại chỗ

Theo đó pháo trên tàu chiến được phép ăn quân trên đất liền và được đứng tại chỗ ăn quân. Với các loại hỏa khí trên đất liền thì việc đứng tại chỗ ăn quân tàu chiến mà không phải thế chỗ cũng được tính hợp lệ. Máy bay có thể quay lại vị trí xuất phát sau khi đã ăn quân của đối phương và cảm thấy việc thế chỗ không an toàn.

  • Quy tắc quân anh hùng

Quân anh hùng chính là quân cờ có cơ hội chiếu Tư lệnh của đối phương một cách trực tiếp và nhận thêm sức mạnh. Các tiêu chí từ khoảng cách đi, ăn và điểm tính của quân anh hùng sẽ được cộng thêm 1 đoạn tương đương với 10 điểm để gia tăng sức mạnh của quân cờ đó.

Ví dụ: Bộ binh chỉ có thể đi và ăn quân đối thủ trong phạm vi 1 đoạn nhưng nếu trở thành quân anh hùng thì có thể tăng phạm vi từ 1-2 đoạn. Khi xe tăng thành quân anh hùng được phép đi và ăn quân 3 đoạn thay vì chỉ từ 1-2 đoạn như nguyên tắc cơ bản. Đồng thời các quân anh hùng sẽ được đi chéo 45 độ. Đối với máy bay là quân anh hùng được tăng thêm khả năng tàng hình, được tiêu diệt tên lửa cũng như cao xạ của đối phương mà không bị bắn.

Theo nguyên tắc thì bộ binh chỉ được đi và ăn quân đối thủ 1 đoạn, khi trở thành quân anh hùng sẽ được ăn quân đối thủ 1-2 đoạn. Xe tăng được đi và ăn quân đối phương từ 1-2 đoạn còn xe tăng anh hùng sẽ được đi và ăn quân 3 đoạn. Ngoài ra quân anh hùng được phép đi chéo 45 độ. Máy bay khi trở thành quân anh hùng sẽ có khả năng tàng hình, có thể tiêu diệt tên lửa và cao xạ của đối phương mà không bị bắn.

Mặc dù chưa chiếu được quân Tư lệnh của đối thủ nhưng quân phòng ngự cuối cùng bảo vệ Tư lệnh cũng sẽ trở thành quân anh hùng và được tăng cường sức mạnh. Do đó người chơi phải hết sức cẩn thận với những quy định khi áp dụng quy tắc này.

Quy tắc tính điểm tư lệnh

Mỗi loại quân trong cờ tư lệnh sẽ được quy định một hệ điểm riêng mà người chơi cần ghi nhớ, theo đó: 

  • Công binh, bộ binh, cao xạ, dân quân “tóc dài”: 10 điểm
  • Tên lửa phòng không, xe tăng: 20 điểm
  • Pháo binh: 30 điểm
  • Máy bay: 40 điểm
  • Tàu chiến trên biển có tên lửa, pháo binh và cao xạo là tổng của 3 loại vũ khí= tên lửa hải đối hải 40 điểm + pháo 30 điểm + cao xạ 10 điểm: 80 điểm

Quy tắc kết thúc ván cờ tư – lệnh

Trong cờ tư lệnh, có nhiều trường hợp để kết thúc ván cờ so với một số loại cờ khác. Nếu bạn là người mới thì cần phải nhớ một cách chính xác để có sự chuẩn bị và hạn chế để những trường hợp đó xảy ra.

  • Người chơi nào đạt nhiều điểm hơn đối phương.
  • Quân không chiến của một người chơi bị tiêu diệt toàn bộ.
  • Hải chiến của một người chơi bị tiêu diệt hoàn toàn hoặc không còn sức chiến đấu.
  • Xe tăng, pháo binh và bộ binh của một bên bị tiêu diệt hoặc mất hết khả năng chiến đấu.
  • Tướng của một bên bị bắt hoặc không còn đường lẩn tránh.
  • Một trong 2 người chơi hết thời gian trong lượt đi hoặc tổng thời gian.

Những điểm khác biệt trong trò cờ tư lệnh

Như đã nói, cờ tư lệnh được phát triển lại dựa trên bộ môn cờ súy có nguồn gốc từ rất lâu. Tác giả cũng đã nghiên cứu rất nhiều để sáng tạo nên một luật chơi hấp dẫn hơn và được công nhận chính thức. Theo đó có một số điểm khác biệt đáng chú ý như sau:

  • Các quân cờ trong cờ được phép ăn quân thế chỗ như trong cờ tướng đồng thời được đứng tại chỗ ăn quân do trên bàn cờ có khu vực biển.
  • Do có các quân cao xạ, tên lửa có vòng lửa trên không nên trong trò chơi này người chơi được ăn cả mục tiêu dưới đất lẫn trên trời. Một khi máy bay chạm vào vòng lửa sẽ bị cháy, khi ở trong vòng lửa mà tiến hành ăn quân sẽ phải một đổi một.
  • Các quân có khả năng cõng lên nhau để đẩy mạnh tốc độ tấn công, các quân tổ hợp được phép đi và ăn quân theo nhiều hướng khác nhau trong lượt đi.
  • Được áp dụng luật quân anh hùng, nghĩa là bất cứ quân cờ nào chiếu được tư lệnh của đối phương sẽ trở thành quân anh hùng với những lợi thế trong nước đi và ăn quân so với nguyên tắc thông thường.
  • Được áp dụng kiểu kết thúc cờ mở bằng cách kết thúc nhanh chơi ngắn trong khoảng 10-15 phút hoặc kết thúc chậm với lối chơi tổng lực khoảng 30 phút.

Mặc dù cờ tư lệnh có vẻ phức tạp hơn một số loại cờ khác ở luật chơi hay các quy tắc cần nhớ, tuy nhiên chỉ cần thường xuyên chơi trong một thời gian ngắn là bạn có thể nhanh chóng làm chủ được những thế trận hấp dẫn này. Đừng bỏ qua bất cứ thông tin nào trong bài viết mà BK8 vừa chia sẻ trên để nhanh chóng trở thành một cao thủ trong môn cờ hay ho này.

Tấn Lập BK8

Relevant news

Trả lời